0369797820

{

Ăn bánh tráng có mập không? Giải đáp thắc mắc của tín đồ nghiện bánh tráng

Thành phần của bánh tráng

Bánh tráng và các món ăn vặt làm từ bánh tráng dường như đã trở nên quá quen thuộc với các bạn trẻ. Nào là bánh tráng trộn, bánh tráng bơ, bánh tráng muối ớt,… Nhưng ăn là một chuyện, các bạn vẫn rất quan tâm đến lượng calo nạp vào cơ thể cũng như các tác hại tiêu cực từ món ăn khoái khẩu này. Vậy chính xác ăn bánh tráng có mập không? Ăn nhiều quá có tốt hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

ăn bánh tráng có mập không
Liệu ăn bánh tráng thế này có làm bạn mập

Bánh tráng làm từ gì? Ăn bánh tráng có mập hay không

Hầu như tất cả các loại bánh tráng hiện nay đều được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo. Cụ thể, bột gạo được xay ra rồi đun nóng, sau đó người làm lấy ra một lượng vừa đủ để tráng theo dạng hình tròn trong vòng vài giây. Sở dĩ phải tráng nhanh tay vì chỉ rất nhanh bánh sẽ khô và không thể tạo hình như ý muốn. Sau khi xong xuôi, bánh mới sẽ được đem phơi để cho cứng hẳn rồi đóng gói tiêu thụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Như vậy với thành phần chính là tinh bột, bánh tráng cũng mang trong mình nhiều nguy cơ làm tăng cân. Tuy nhiên nếu bạn chỉ ăn bánh tráng nướng hay bánh tráng nhúng nước thông thường (loại dùng để ăn nem cuốn), thì ăn bánh tráng có mập không là điều chưa chắc chắn. Nhất là khi không phải ngày nào bạn cũng ăn loại thức ăn này khá khô khan này.

Bánh tráng làm từ đâu
Bánh tráng chứa khá nhiều tinh bột

Thay vào đó, các món ăn vặt như bánh tráng trộn, bánh tráng bơ,… được ưa chuộng hiện nay lại có thể khiến bạn lên cân chóng mặt. Không phải do thành phần bánh tráng có gì khác, mà là do các loại nguyên phụ liệu kèm theo trong những món ăn này. Có thể kể đến như bò khô, dầu bơ, gan rim,… Món ăn đậm đà ngon miệng là điều ai cũng thích, nhưng nếu thích đến nỗi tăng tần suất ăn liên tục thì chuyện tăng cân là điều không thể tránh khỏi.

Có thể bạn quan tâm: uống chè vằng bao lâu thì giảm cân

Ngoài mập ra, ăn nhiều bánh tráng còn có thể gây ra những nguy hại nào

Bên cạnh các áp lực lên cân nặng, các món ăn vặt làm từ bánh tráng còn có thể gây ra nhiều căn bệnh khác. Mặc dù đa phần chúng đều không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe cơ thể, song về lâu về dài vẫn sẽ dẫn đến những hệ lụy mà chúng ta không lường trước được.

Đầu tiên, ăn quá nhiều bánh tráng sẽ làm bạn mất đi cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn chính, từ đó gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Đây chỉ là triệu chứng ban đầu nên sẽ không làm bạn cảm thấy điều gì. Và chỉ khoảng 2 đến 3 ngày sau đó, các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chóng mặt do thiếu chất dinh dưỡng sẽ kéo đến đầy đủ.

Nguy cơ mắc phải bệnh táo bón: cả bánh tráng muối ớt cùng bánh tráng trộn đều mang tính nóng – nguyên nhân chính gây ra chứng táo bón kinh niên. Nhiều người cho rằng táo bón chỉ là một tình trạng hết sức bình thường, nhưng nếu nó kéo dài thì chẳng hề bình thường chút nào cả. Táo bón lâu ngày làm đầy bụng, chướng bụng khó chịu, tác nhân gây ra bệnh trĩ hay các bệnh liên quan đến đường ruột khác.

Thành phần của bánh tráng
Phụ gia trong bánh tráng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ

Tác động xấu đến gan và thận: khi chúng ta ăn những đồ độc hại vào trong cơ thể, áp lực thải độc lên gan và thận sẽ là vô cùng lớn. Không chỉ riêng bánh tráng, trong các món ăn vặt thường chứa rất nhiều gia vị công nghiệp, chất béo no,… là tác nhân chủ yếu làm tăng lượng mỡ máu, tăng cân, giảm đào thải độc tố. Hãy ghi nhớ rằng nếu không ăn uống một cách hợp lý thì mỗi lần bạn ăn những món ăn đó chính là mỗi lần bạn tự gây tổn thương lên gan, thận của mình.

Rõ ràng, ăn bánh tráng có mập không chẳng thể quan trọng bằng việc sức khỏe bị xâm hại nghiêm trọng như thế nào bởi thói quen ăn uống của bản thân.

Những lưu ý để ăn bánh tráng an toàn

Để được ăn các món bánh tráng thơm ngon vừa miệng mà vẫn có thể đảm bảo sức khỏe, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

Giảm tần suất ăn các món ăn vặt làm từ bánh tráng xuống từ 1 – 2 lần một tuần. Nếu bạn đang thực sự cảm thấy bản thân có vẻ “nghiện” thì giảm từ từ để cho quen dần theo thời gian.

Bổ sung thêm các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác: nếu ăn vặt nhiều, bạn nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các loại rau củ giàu vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa có trong táo, rau xanh sẽ giúp tăng cường khả năng thải độc ở gan và thận.

Bạn nên giảm tần suất ăn bánh tráng và các món ăn vặt

Uống nhiều nước: ăn bánh tráng trộn, bánh tráng muối ớt thì hãy uống nhiều nước để cân bằng cơ thể.

Thường xuyên tập thể dục để cơ thể tăng độ dẻo dai, giúp cơ thể sảng khoái, tinh thần phấn chấn và ăn ngon miệng hơn. Một khi cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ hạn chế thèm muốn với các món ăn vặt thường thấy.

Vậy là chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ăn bánh tráng có mập không, cùng với đó là giải đáp thêm một số vấn đề xung quanh các mặt lợi hại của những món ăn làm từ bánh tráng. Mong rằng bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để có thể giúp bản thân ăn uống một cách vui vẻ, mà vẫn đảm bảo vóc dáng cơ thể và sức khỏe dồi dào. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến hội chị em để chúng ta cùng nhau sống tốt hơn nữa nhé!

Xem thêm sản phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả an toàn của chúng tôi: Giảm cân Cường Anh

Leave a Reply